- Trang chủ
- Cửa hàng
- TEM BARCODE
- TEM BARCODE LÀ GÌ? Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA TEM BARCODE?
TEM BARCODE LÀ GÌ? Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA TEM BARCODE?
Mô tả
Tem Barcode là gì?
Tem Barcode hay còn được gọi là mã vạch, lần đầu ra mắt vào năm 1952 bởi hai nhà sáng chế người Mỹ. Đây là một loại ký hiệu để lưu giữ và truyền tải dữ liệu. Ký hiệu này bao gồm các khoảng trắng, cách đường sọc và con số. Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, bạn sẽ không thể hiểu được thông tin trên mã số đó.
Barcode chỉ có thể đọc được trên các máy quét quang học chuyên dụng. Máy đó thu nhận hình ảnh của mã vạch, đồng thời chuyển hình ảnh đó đến máy tính để mã hóa. Chính vì vậy, khi sử dụng tem Barcode, cần có các loại máy thông dụng hỗ trợ.
Công dụng của tem Barcode
Hiện nay, tem Barcode được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Công dụng của nó là mã hóa các loại thông tin về đất nước sản xuất, tên hay sản phẩm của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi quét thông tin của mã vạch trên hàng hóa, ta sẽ biết chính xác được thông tin xuất xứ của loại hàng hóa đó, tránh trường hợp hàng lậu, giả, kém chất lượng.
Tem Barcode còn giúp quản lý đa dạng các thông tin, như khi mượn sách trong thư viện, chỉ cần quét mã là hệ thống sẽ nhận dạng tức thời được các thông tin trên cuốn sách đó như tên sách, tên tác giả, …Khi bạn vào siêu thị, bạn để ý sẽ thấy trên tất cả các loại hàng hóa đều có một mã vạch riêng. Khi quét mã vạch đó, nhân viên quầy thu ngân sẽ biết được giá tiền, loại sản phẩm mà bạn mua.
Một công dụng tuyệt vời nữa của tem Barcode là giúp dễ dàng sắp xếp và quản lý kho hàng. Khi xưa chưa có mã vạch, khi nhập hàng hay xuất hàng, người quản lý kho sẽ phải ghi lại một cách thủ công đặc tính hàng hóa (phân loại, màu sắc, số lượng,…). Tuy nhiên, hiện nay chỉ cần một chiếc máy quét, bạn có thể kiểm dễ dàng số lượng hàng hóa mà không hề gặp phải nhầm lẫn như trước kia.
Các loại tem Barcode cơ bản
Chia theo một cách dễ hiểu nhất, hiện nay tem Barcode được phân ra làm 2 loại chính:
Mã vạch 1 chiều, hay còn được gọi là mã vạch tuyến tính:
Mã vạch này bạn sẽ hay bắt gặp ở các sản phẩm bày bán trong siêu thị. Nó là một dãy các đường thẳng song song, có độ dày mỏng khác nhau, ở giữa là những khoảng trắng. Bên dưới dãy vạch đó là các con số.
Mã vạch tuyến tính hay được sử dụng nhất hiện nay là EAN-13, bao gồm 13 chữ số. Với 3 chữ số đầu trong dãy số là mã quốc gia, 9 chữ số tiếp theo là mã nhà sản xuất và mã mặt hàng, chữ số cuối cùng số kiểm tra (Check digit).
Bên cạnh đó, có một dạng mã vạch cũng được sử dụng để lưu giữ nhiều thông tin hơn đó là Code 39. Loại mã này, ngoài vạch và số còn chứa thêm các ký tự đặc biệt, miễn sao tổng số ký tự không vượt quá 39. Code này hay bắt gặp khi quản lý kho đa dạng các loại mặt hàng khác nhau.
Mã vạch 2 chiều, hay còn được gọi là mã vạch ma trận:
Đối với mã vạch này, dữ liệu mã hóa sẽ được biểu thị theo cả chiều ngang và dọc. Chính vì vậy, loại tem Barcode này có thể mã hóa được nhiều thông tin hơn. Nói đơn giản, một dạng của mã vạch 2 chiều mà chúng ta hay nhìn thấy là mã QR.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.